Thông tin chi tiết
CÁCH NHẬN BIẾT VẢI LỤA NHƯ THẾ NÀO?
Có lẽ rằng trong không ai trong chúng ta còn quá xa lạ với cái tên vải lụa rồi đúng không nào, chúng ta cũng thường nghe nhắc đến tên vải lụa trong các tạp chí hay sách vở. Và có lẽ ai ai cũng đã hình dung ra được đây là một loại vải rất cao cấp. Thời xưa công nghệ dệt vải còn thô sơ và đơn giản thì để làm ra đc chất vải lụa phải nói là vô cùng khó khăn và tốn rất nhiều công sức mới tạo ra được. Và thời đó vải lụa cũng chỉ giới hạn phục vụ cho may mặc các bộ trang phục của vua chúa, hay các quan, cũng như các tướng lĩnh của triều đình.
Ngày nay khi vải lụa đã được sản xuất đại trà và rộng rãi hơn thì chất lượng vải cũng tăng lên hơn nhiều so với trước kia, nhưng mức giá vải lụa cũng không rẻ hơn được bởi vì chất liệu dệt nên vải lụa là đặc thù và hiếm hơn so với các chất liệu dệt nên các vải khác. Và đắt nhất vẫn là sản phẩm vải lụa tơ tằm, chất lụa được dệt nên từ sợi của những kén tằm.
Qua bài viết này Vải Kate Sài Gòn chúng tôi mong muốn sẽ giúp quý vị và các bạn có thêm phần nào kiến thức và thấu hiểu hơn về dòng vải lụa cao cấp và đắt tiền này.
Cách nhận biết vải lụa có khó không:
- Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường khi để ý nhìn kỹ thì ta có thể nhận thấy vải lụa có các sợi dệt rất nhỏ, và chất vải rất mỏng và trông rất đẹp.
- Nếu ta dùng tay sờ lên vải và từ từ cảm nhận thì sẽ thấy chất vải này rất là mịn và mát tay
- Nếu dùng lửa để phân biệt thì khi đốt một mẩu nhỏ vải lụa lên thì sẽ có mùi khét của sợi bông và sau khi cháy sẽ vón cục lại và có thể dùng tay bóp nhẹ sẽ tan mịn ra
Ứng dụng của vải lụa trong thời trang hiện nay ra sao:
- Bởi vì chất liệu vải lụa là chất liệu vải cao cấp và đắt tiền nên vải lụa thường được nhiều nhà thiết kế sử dụng vào việc tạo nên các bộ trang phục như áo dài quý phái và lịch lãm cho các vị phu nhân danh giá hoặc những doanh nhân nữ thành đạt trong xã hội, hoặc thiết kế các bộ trang phục cho những người mẫu hoặc hoa hậu trong các cuộc thi sắc đẹp và thời trang.
Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa
Chăn tằm
Trong 1 năm, thời điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu, có khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất.Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.
Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch, không bị phèn ô nhiễm nguồn nước. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Nhả kén
Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường thực hiện công đoạn này bằng cách dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén. Bước đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định tổ kén để nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén.
Ươm tơ
Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.
Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho công đoạn dệt tiếp theo, thì tùy vào mục đích của người dệt và sản phẩm muốn tạo ra thì nguồn nguyên liệu sợi tơ cần tới những số lượng khác nhau.
Dệt lụa
Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.
Nhuộm màu vải lụa
Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu...
Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng...
Quý vị và các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và tìm mua sản phẩm vải lụa chất lượng cao thì hãy liên hệ ngay với Vải Kate Sài Gòn chúng tôi, chúng tôi là đơn vị được xếp hạng cao và có uy tín trong nhiều năm bán lẻ cũng như phân phối các sản phẩm vải ra thị trường trong và ngoài nước. Chúng tôi hứa sẽ giúp bạn chọn được loại vải lụa phù hợp nhất.
Phân biệt các loại vải lụa
Vải lụa tơ tằm
Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng. Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn một số làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.
Vải lụa satin
Vải lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợ dọc, cấu trúc chi tiết đó là sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc theo quy luật như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ lại dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần. Vải lụa satin nếu có các sợi ngang nhiều hơn sợi dọc sẽ giúp độ bóng mịn đẹp hơn và tính thẩm mỹ cao cùng độ bền vượt trội nên giá thành của lụa satin cũng cao hơn so với các chất liệu khác.
Vải lụa cotton
Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt
Vải lụa Twill
Đây là loại vải lụa có cấu trúc sợi chéo, bền và vô cùng chắc. Hai bề mặt của vải không giống nhau. Tơ tằm cũng là nguyên liệu chính để sản xuất là Twill Silk nhưng loại lụa nầy dày hơn lụa thông thông thường và bảo toàn nguyên vẹn sự mềm mại.
Một số loại vải lụa khác đó là lụa Twist Silk, lụa gấm Jacquard, Damask Silk...